Hạn chế Kinh_tế_thị_trường_định_hướng_xã_hội_chủ_nghĩa

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trong quá trình thực hiện, chính phủ Việt Nam chưa tạo được môi trường kinh doanh thật sự lành mạnh, bình đẳng. Hiến pháp đã quy định kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, nhưng cũng quy định các thành phần kinh tế là bình đẳng, cùng hợp tác và cùng cạnh tranh. Tuy nhiên, trong thực tiễn, khu vực kinh tế tư nhân không có nhiều cơ hội tiếp cận vốn, đất đai, thông tin, mất nhiều cơ hội trong đấu thầu cũng như tiếp cận thị trường như khu vực kinh tế nhà nước. Trong khi đó, doanh nghiệp nhà nước vẫn được “ưu ái” về mọi phương diện, chiếm nguồn lực lớn nhưng lại sử dụng không hiệu quả, nhiều dự án thất thoát, làm ăn thua lỗ, gây tổn hại lớn cho nhà nước và xã hội.[10] Điển hình là 12 đại dự án thua lỗ của ngành Công Thương đã để thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng, mất rất nhiều năm không thể giải quyết dứt điểm.[11] Ngoài ra, cơ chế “xin - cho” trong khu vực nhà nước đã thúc đẩy hình thành khu vực hưởng lợi trên lưng người khác (rent-seeking) thu lợi nhờ các đặc quyền hoặc độc quyền kinh doanh.[12]

Hệ thống pháp luật của Việt Nam còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, nhiều Bộ Luật ban hành một thời gian chưa thi hành đã phải sửa, không ít Luật đã ban hành nhưng không đi vào thực tiễn. Việc lấy ý kiến của người dân, doanh nghiệp, các chuyên gia khi xây dựng pháp luật vẫn mang tính chung chung, chưa thực sự đảm bảo công khai minh bạch, đôi khi vẫn có tính áp đặt, đẩy cái khó cho doanh nghiệp. Trong khi đó, những người làm luật, bộ máy quản lý gần như không phải chịu trách nhiệm khi xây dựng pháp luật thiếu tính thực tiễn, thiếu đồng bộ, gây tổn hại cho nền kinh tế.[10]

Việc quản lý kém hiệu quả các nguồn tài nguyên kinh tế khiến tình trạng tham nhũng xảy ra thường xuyên trong bộ máy quan liêu cồng kềnh dẫn đến đầu tư nhà nước vào nền kinh tế đạt hiệu quả thấp. Chi phí đầu tư công mà Việt Nam phải bỏ ra để tạo ra giá trị gia tăng cao hơn nhiều quốc gia khác trong khu vực. Hệ số ICOR của Việt Nam trong các năm 2001-2006 là 5,1, nghĩa là cần 5,1 đồng vốn đầu tư để tăng được một đồng GDP, cao gấp 1,5-2 lần nhiều nước trong khu vực trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá. Đặc biệt, trong giai đoạn 2006-2010, chỉ số này đã tăng lên 10,52, tức là gấp khoảng 3,5 lần Hàn QuốcĐài Loan giai đoạn 1961-1980, gấp 2,5 lần Thái Lan giai đoạn 1981-1995 và Trung quốc giai đoạn 2001-2006.[13] Theo Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2016 của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt NamCơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ công bố, có khoảng 66% doanh nghiệp tại các tỉnh có chỉ số cạnh tranh mức trung bình đã phải “móc hầu bao” cho các khoản không chính thức. Việc các doanh nghiệp phải mất nhiều chi phí để “bôi trơn” đã ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh, nản lòng các nhà đầu tư.[10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh_tế_thị_trường_định_hướng_xã_hội_chủ_nghĩa http://bibliotecavirtual.clacso.org.ar/ar/libros/c... http://links.org.au/node/14 http://netx.u-paris10.fr/actuelmarx/cm5/com/M15_so... http://web.archive.org/web/20130323192304/http://v... http://web.archive.org/web/20140503165127/http://w... http://journals.openedition.org/regulation/10081 http://www.vietnamembassy-usa.org/news/story.php?d... http://baochinhphu.vn/Gop-y-Hien-ke/Nguoi-dan-ky-v... http://canhtranhquocgia.vn/Tin-noi-bat/Vua-thich-t... http://kqtkd.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/8...